Bài thảo luận môn Tiền tệ Ngân Hàng: Tự do hóa lãi suất của Việt Nam trong quá trình hội nhập

Trong nền kinh tế luôn có những chủ thể tạm thời dư thừa vốn, cùng lúc đó
có những người có cơ hội đầu tư sinh lợi, cần vốn song lại thiếu vốn, thị trường
tài chính ra đời làm thông suốt quá trình chuyển vốn từ người thừa vốn sang
người cần vốn, các chủ thể qua quan hệ vay mượn tín dụng hoặc mua bán các
công cụ nợ đều đạt được mục đích của mình; người thừa vốn vừa bảo đảm được
vốn vừa thu được lợi, người thiếu vốn vừa được đáp ứng đủ cho đầu tư. Từ thị
trường đó, lãi suất được hình thành như giá cả của một loại hàng hoá(ở đây là
vốn), nó là chi phí mà người đi vay phải trả cho người cho vay để được quyền
sử dụng vốn, nó vận động tuân theo quy luật cung cầu, xác định trên cơ sở cân
bằng giữa nhu cầu về vốn vá cung về vốn trên thị trường.
Như vậy, lãi suất chính là tín hiệu thị trường tham gia vào việc nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn và phân bổ nguồn vốn một cách hợp lý.
Lãi suất còn được hiểu là công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ của mỗi quốc gia, nó do ngân hàng trung ương - cơ quan thay mặt nhà nước thực thi chính sách tài chính
tiền tệ - nắm giữ, và sử dụng nhằm điều chỉnh và can thiệp vào thị trường giúp
hạn chế và khắc phục những yếu kém của nền kinh tế.