Một nét văn hóa của người Kh'mer

Người Khmer Nam Bộ / Việt Nam ăn tết theo Phật lịch (khoảng giữa tháng tư âm lịch) và tết “Vào năm mới” được gọi là Chol - Chnam - Thmay. Giờ giao thừa của tết Chol - Chnam - Thmay không giống giờ giao thừa của người Âu hay người Á, cố định từ 0 giờ ngày đầu năm. Nó luôn luôn thay đổi. Mỗi năm, các vị đại đức soạn ra một quyển đại lịch gọi là Mahasangkran để dùng chung suốt năm và để ấn định giờ giao thừa. Người Khmer ăn tết “Vào năm mới” trong ba ngày. Vào ngày tết, họ tổ chức cúng cơm và đi đến chùa lễ Phật. Họ chúc phúc cho nhau và nghe thuyết giảng về đức Phật. Họ tiến hành lễ đắp núi cát và lễ tắm Phật. Họ hát và múa những âm điệu và những vũ điệu Khmer truyền thống như “Châm Riêng” và “Dù kê”. Người Khmer hân hoan chào đón một năm mới tràn đầy hạnh phúc trong những trò chơi dân gian truyền thống như nhảy bao, bịt mắt, đập nồi, kéo co… Trong các hoạt động lễ hội mang tính tôn giáo, văn học dân gian hiện diện như là một bộ phận không thể tách rời và có chức năng quan trọng trong việc giáo huấn.